Đặc sản rượu gạo tại vùng đất Thanh Hóa có gì đặc biệt?

7/2/2022 9:58:04 AM

Người dân xứ Thanh với sự cần cù và đầu óc sáng tạo đã chế ra những đặc sản của vùng miền vô cùng thú vị, đậm đà dân tộc với những đặc sản nổi tiếng như: bánh gai Tứ Trụ, bánh đa Thiệu Châu, rượu gạo Thường Xuân, rượu gạo Nga Sơn, rượu gạo Hoàng Hóa...Đây là những đặc mang đậm vùng miền, với đặc sản rượu gạo được người dân là một thức uống vô cùng đặc biệt. Vậy rượu gạo tại Thanh Hóa có gì đặc biệt mời các bạn cùng đi vào theo dõi trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Lịch sử ra đời của món rượu gạo Thanh Hóa

Với chiều dài lịch sử vùng đất xứ Thanh, thì rượu gạo vùng quê truyền thống là một thức uống góp phần làm nên nền văn hóa ẩm thực của vùng đất địa linh nhân kiệt này. Tại Thanh Hóa từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao nơi đâu cũng sản xuất ra các loại rượu thơm ngon, mang hồn dân tộc, bản sắc vùng miền nơi đây. Với khu vực đồng bằng có sản vật đặc trưng là lúa gạo nên rượu gạo là thứ đồ uống quen thuộc và không thể thiếu được trong những dịp quan trọng của người dân. Dọc theo bờ sông Mã với những làng quê có những cánh đồng lúa tốt tươi là nơi đó có những làng quê nấu rượu và mỗi vùng quê đều có những bí quyết riêng để tạo ra món rượu gạo thơm ngon, đặc sắc ấm nồng của miền quê Thanh Hóa. 

 

Rượu Làng Xưa được nấu theo công thức truyền thống tại Thường Xuân - Thanh Hóa

 

Có những gia đình theo nghề nấu rượu gạo cho đến nay đã có truyền thống hơn 30 năm trong nghề và đã cho ra hàng ngàn vò rượu gạo, với những bí quyết gia truyền đã được truyền từ đời nọ sang đời kia và cho đến ngày hôm nay thế hệ cháu, chắt vẫn gìn giữ và phát huy để tiếp nối hành nghề, với tình yêu nghề và những kinh nghiệm để cho ra những vò rượu đặc sắc.

Từ những hạt gạo rẻo với những lá men nồng để cho ra những chai rượu trong vắt, thơm mùi gạo quê mang hồn dân tộc.

Quy trình ủ rượu gạo xứ Thanh 

Khâu đầu tiên là chọn những loại gạo không dẻo, mà nấu loại gạo cứng, nấu cơm rượu phải nấu hơi khô chứ không được nấu nhã, sau khi nấu xong cơm thì rỡ ra cái nia hoặc là ni lông chãi ra để làm cho cơm tơi xốp không bón cộc thì mới đến giai đoạn vô thuốc phải đều với cơm. Khi ủ nếu về mùa đông thì phải kín, về mùa hè lại phải thoáng không bị chua và hỏng rượu, trong quá trình ủ phải kiểm tra xem là khi nào thì cơm ngấu, đến độ thì phải đem nấu. Nếu chưa ngấu thì nấu sẽ mất nước và rượu không ngon, khi ủ thấy cơm ngấu và chảy nước ra thì là bỏ vào nấu, khi nấu rượu thì phải canh lửa vừa phải không để lửa to quá, rượu sẽ bị bén và bồn rượu hoặc rượu khê thì sẽ mất đi hương vị rượu gạo vùng quê.

Ủ gạo với men lá hoặc là men nắm thì chất lượng gạo mới được đảm bảo, bởi men này không gây ra độc tố trong quá trình nấu rượu và sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người uống.

Rượu gạo vùng quê xứ Thanh có mùi thơm của gạo, vị cay đầm êm làm cho người uống khó quên được hương vị rượu gạo xứ Thanh. Muốn cho rượu có vị đầm hơn thì sau khi nấu xong cho rượu vào chum sành để ủ trong một năm mới đem ra sử dụng, lúc này thì rượu uống không những thơm ngon mà đầm rượu, uống vào không bao giờ bị đau đầu cho dù có uống nhiều mà say vẫn không cảm thấy mệt hay đau đầu.

Hiện nay người dân còn tổ chức nấu rượu để bán cho hợp tác xã và đa dạng hóa các thành phẩm rượu với những chai có mẫu mã đẹp mắt, để tạo nên thương hiệu rượu gạo trên thị trường trong nước hiện nay mà nhiều người biết đến.

Với những chia sẻ trong bài viết trên đây của chúng tôi hy vọng các bạn sẽ biết thêm được đặc sản rượu gạo của vùng quê xứ Thanh hiện nay, và những quy trình làm nên được sản phẩm rượu gạo công phu như thế nào nhé các bạn.

Nếu các bạn muốn mua rượu gạo Thanh Hóa tại Hà Nội, vui lòng liên hệ đến Hotline của Làng Xưa Food nhé!

_____________

LANG XUA FOOD - ĐẶC SẢN RỪNG VÀNG BIỂN BẠC

Địa chỉ: 12/90 Phố Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0243.218.1641 - 024.6291.9563 - 096.639.0256 - Mrs Hà. 0966 082 158

Website: https://langxuafood.com

Fanpage: Đặc sản rừng vàng biển bạc

Email: [email protected]  

Tin tức khác

0966 390 256 - 0966 082 158